Phát biểu tại Lễ trao giải, nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, thành viên Hội đồng cố vấn Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam nhận xét: Khoảng 10 năm gần đây, lĩnh vực nội dung số đã thay đổi mạnh mẽ. Khi công nghệ trở nên dễ tiếp cận hơn, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể làm ra những nội dung thú vị.
Nhận định Sáng tạo nội dung số Việt Nam là giải thưởng ý nghĩa, ông Lê Quốc Minh cho hay, giải đã tạo sân chơi cho những người làm nội dung số, không chỉ là những cơ quan lớn mà cả những cá nhân. “Tôi tin tưởng giải thưởng này, sự khởi đầu có thể còn khiêm tốn nhưng chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Điều quan trọng hơn tôi mong muốn là qua tổ chức giải thưởng, sẽ góp phần định hướng cho những người làm nội dung số, để họ làm ra những sản phẩm có thông tin, mang ý nghĩa giáo dục cho xã hội”, ông Lê Quốc Minh chia sẻ.
Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức giải thưởng cho biết, dù lần đầu tiên được tổ chức, song giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng nhà sáng tạo nội dung, tạo tiền đề để Hội tiếp tục phát động và tổ chức giải thưởng trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
“Giải thưởng hứa hẹn sẽ ngày càng được lan tỏa rộng rãi và mỗi năm lại được nâng lên một tầm mới, góp phần cho ngành công nghiệp sản xuất nội dung số của Việt Nam có thể trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, mang lại nhiều giá trị về kinh tế, văn hóa, giáo dục”,ông Nguyễn Minh Hồng bày tỏ.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo giải thưởng nhấn mạnh, trong thời đại có nhiều những sản phẩm nội dung số ra đời, chất lượng sản phẩm và định hướng chuyên nghiệp hơn cho các nhà sản xuất cần được nâng cao hơn nữa. “Việc tổ chức những cuộc thi, giải thưởng như Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2023 sẽ giúp các nhà sáng tạo nội dung quan tâm hơn đến chất lượng cũng như giá trị trong sản phẩm của mình”, Tiến sĩ Ngô Phương Lan nói.
Từ góc độ của đơn vị phát triển các sản phẩm nội dung số lĩnh vực giáo dục, đại diện Công ty Ant Edu trực thuộc Ant Group kỳ vọng giải thưởng sẽ là cầu nối để giúp các doanh nghiệp nội dung số đưa sản phẩm đến gần hơn với người dùng, đồng thời góp phần giúp các đơn vị sáng tạo nội dung khẳng định vị thế, vững tin hơn trong hành trình sáng tạo nội dung về giáo dục đầy gian nan.
Vinh danh 15 đơn vị, cá nhân xuất sắc
Trong lần đầu được tổ chức, sau gần 3 tháng phát động, giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tiếp nhận 256 hồ sơ đăng ký dự thi ở 7 hạng mục. Các hồ sơ dự thi đến từ các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đang tham gia trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, với đa dạng về độ tuổi, ngành nghề và khu vực sinh sống. Các nhà sáng tạo nội dung phần lớn là trẻ tuổi, từ 19 đến 40 tuổi, đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đặc biệt, Ban tổ chức giải thưởng còn nhận được hồ sơ dự thi của cả người Việt đang làm việc tại các nước Mỹ, Đức, châu Phi đã gửi hồ sơ dự thi. Chủ đề nội dung đăng ký tham dự rất phong phú như quảng cáo cho các nhãn hàng, du lịch, âm nhạc, giáo dục, phim hài, phim hoạt hình…
Tại Lễ trao giải ngày 22/12, Ban tổ chức đã trao 15 giải thưởng cho những cá nhân, đơn vị xuất sắc, đã có đóng góp tích cực trong lĩnh vực sáng tạo nội dung số.
Cụ thể, hạng mục 'Sản phẩm nội dung số lĩnh vực giáo dục xuất sắc', có 2 nhóm tác giả đạt giải, là thư viện trường đại học VinUni, với ‘Bảo tàng Siêu thực di sản Việt Nam’; và nhóm Mầm Xanh với sách điện tử dành cho trẻ em ‘Biệt đội siêu nhân năng lượng’.
Tác phẩm ‘Những người bảo vệ cuối cùng của Việt Nam’ của tác giả Phạm Quốc Dũng được trao giải ở hạng mục ‘Phim ngắn xuất sắc’.
Ở hạng mục Phim quảng cáo xuất sắc, giải thưởng được trao cho 2 đơn vị là Công ty TNHH Nam Phương Việt Nam với phim Barona; Công ty TNHH Catsy với phim ‘Hành trình không dừng lại’.
Với hạng mục phim hoạt hình, giải phim xuất sắc thuộc về ‘Đội lân sư nhí nhố’ của Công ty TNHH Alpha Studio Việt Nam và ‘Ice Creams and Furious’ của Công ty TNHH Truyền thông và giải trí thế giới WOLFOO.
Hai tác giả Phạm Thiên Dương và Phạm Đình Hải giành giải kịch bản hoạt hình xuất sắc, với 2 tác phẩm Rainbow, Phiên chợ ký ức. Tác giả Nguyễn Hoàng Anh Trung nhận giải ‘IP Animation xuất sắc’, với tác phẩm ‘Huyền thoại loài bọ tiên’; và Công ty TNHH SCM Media đoạt giải ‘Bộ nhân vật hoạt hình xuất sắc’ với tác phẩm Clay Mixer.
Nhận giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2023 ở hạng mục ‘Nhà sáng tạo nội dung số xuất sắc’ là ông Lê Hoàng Nam, chủ sở hữu kênh Challenge Me và đạo diễn Vũ Thiên Phương, nhà sáng lập Anti Anti Art.
Bà Trần Lê Thu Giang, chủ sở hữu kênh ‘Giang Ơi’ nhận giải thưởng ở hạng mục ‘Nhà sáng tạo nội dung số vì cộng đồng’; ông Phan Thanh Quốc, chủ sở hữu kênh ‘Kẻ Du Mục’ giành giải thưởng ở hạng mục ‘Nhà sáng tạo nội dung số triển vọng’.
Còn có tên gọi khác là thác Bảy Tầng, thác Phi Liêng không giống như những con thác được quy hoạch thành điểm du lịch giúp du khách dễ dàng đến thưởng ngoạn mà được ví như “báu vật” của tạo hóa, là “món quà” dành cho những ai đủ can đảm, đủ sức khỏe để vượt qua hàng chục km đường rừng.
Đường vào thác Phi Liêng rất dễ lạc. Do vị trí nằm ẩn sâu trong cánh rừng già nên cung đường này có độ ẩm rất cao, bị ảnh hưởng bởi sương mù và mưa. Máy cày là phương tiện duy nhất có thể di chuyển vào rừng của đồng bào K’Ho sống ở nơi đây, nên con đường mòn đi vào rừng toàn những vết xích xe lồi lõm sâu hoắm. Du khách phải vượt qua rất nhiều đoạn đường sinh lầy, sau đó chinh phục những con dốc sống dao liên tiếp. Dốc ở đây có độ nghiêng khá lớn, dễ trơn trượt, đòi hỏi du khách phải thật cẩn thận.
![]() | ![]() |
Vượt qua những con dốc, du khách sẽ bắt đầu nghe tiếng nước đổ. Dòng thác hùng vỹ nằm dựng đứng, nước cuồn cuộn đổ xuống tạo nên âm thanh vang vọng giữa mênh mông núi rừng.
Con thác linh thiêng và hùng tráng này được bao bọc bằng những bức tường đá điệp điệp trùng trùng. Xung quanh là rừng cây thăm thẳm…, tất cả tạo nên vẻ đẹp hoang dại, mạnh mẽ nhưng cũng rất tình, như một chất riêng của mảnh đất Tây Nguyên hanh hao, nắng gió.
Đến thác Phi Liêng, ngoài việc thăm quan, cắm trại hay bơi lội, du khách còn có cơ hội thử thách chính bản thân với hoạt động abseiling từ trên vách đá nơi đỉnh thác. Abseiling được hiểu là một môn thể thao gần giống như leo núi. Tuy nhiên, nếu như leo núi là đi lên thì abseiling lại đi xuống với việc đu theo một sợi dây. Điều này có nghĩa là khi tham gia abseiling, du khách sẽ leo núi theo dạng đi xuống cùng với một sợi dây làm điểm tựa an toàn.
Để có thể thực hiện được bộ môn thể thao mạo hiểm này, du khách sẽ phải trải qua các buổi huấn luyện kỹ năng, các tình huống thường gặp, cách giải quyết và tập luyện kỹ càng trước khi đu thác. Trang thiết bị từ đai, mũ bảo hộ, áo phao, bao tay…được cung cấp đầy đủ và luôn được kiểm tra lại trước khi phát và trước khi chơi cho toàn bộ mọi người tham gia.
![]() | ![]() | ![]() |
Không phải là địa điểm duy nhất để trải nghiệm abseiling, tuy nhiên abseiling ở Phi Liêng khiến nhiều du khách cảm thấy hồi hộp và lo lắng hơn do độ thẳng đứng và độ cao của vách đá. Với chiều dài 115, đây là chặng abseiling dài nhất Việt Nam với thời gian leo trung bình từ 20-35 phút mỗi người.
![]() | ![]() | ![]() |
Chị Hồng Nhung (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ về trải nghiệm của mình: “Lúc ra đến mép thác để chuẩn bị thả mình xuống dưới, mình run lắm, thấy sợ và choáng ngợp bởi độ cao. Mình hỏi các anh kỹ thuật đang chỉnh dây và kiểm tra an toàn cho mình là mọi người trải nghiệm cái này có sợ như mình không? Các anh mới trả lời: “Chẳng ai lúc đi ra cái mép đá này mà không sợ đâu, nhưng xuống vài bước là hết à”. Được động viên nên mình cũng an tâm hơn. Quả thật khi xuống được vài bước, tâm trạng mình thay đổi hẳn. Vẫn hồi hộp nhưng xen lẫn sự thích thú, háo hức. Thỉnh thoảng dừng chân giữa vách đá cheo leo nghỉ cho đỡ mệt và ngắm thác, nghe tiếng nước chảy, thấy ôi sao thiên nhiên tươi đẹp vậy."
Còn với anh Trần Giang Lê Vũ (TP. Hồ Chí Minh), trải nghiệm tại Phi Liêng khiến anh “ghiền” ngay từ giây phút đầu tiên. “Tụi mình di chuyển từ homestay tới thác bằng xe công nông khoảng 10km rồi đi bộ tiếp xuống đầu ngọn thác là nơi sẽ bắt đầu đu dây xuống. Cảm giác lúc này khá hồi hộp. Lần lượt từng người xuống thác, ai cũng suôn sẻ. Mình nghĩ trong bụng sao mọi người giỏi vậy, ai cũng lần đầu tiên mà chơi dễ như ăn kẹo.
Tới phiên mình, là người kế cuối. Lúc này trời sắp mưa, mình cứ sợ đang xuống thì mưa. Thế nhưng chỉ cần vượt qua được cảm giác hồi hộp ban đầu với khoảnh khắc quyết định: bước lùi bước đầu tiên và ngã mình xuống thác, thì sau đó có thể tận hưởng sự phấn khích của những bước đi theo chiều thẳng đứng trên vách đá.
Thật ra chơi trò này không khó và rất an toàn vì dây đã được neo ở trên và giữ chắc rồi, cho dù mình thả cả 2 tay không giữ dây thì mình cũng không rơi được. Chỉ là thắng được cảm giác sợ độ cao thôi. Mình đi xuống hơi nhanh, bình thường người ta đi 15 phút, ai chậm lắm thì đi 30 phút, còn mình đi có 7 phút vì lúc quen cảm giác rồi mình thả dây cho nó chạy tự do luôn để tăng tốc độ lao xuống coi sao. Tới khi đáp xuống SUP thì mới thấy tiếc vì sao mà nhanh quá, muốn được chơi thêm nữa.“ Anh Vũ chia sẻ.
![]() | ![]() |
Thác Phi Liêng không phải là nơi dành cho những du khách yếu tim và thích được nghỉ dưỡng. Tuy nhiên nếu muốn thử thách lòng can đảm và khả năng của bản thân, cũng như trải nghiệm cảm giác được thả mình chìm trong bao la giữa muôn trùng thác đổ, thì Phi Liêng chắc chắc là điểm nhất định phải một lần tới trong đời.
Ảnh, video: Đặng Thu Thương
" alt=""/>Thác Phi Liêng